Cần sử dụng đèn pha đúng cách để tránh gây tai nạn giao thông
Khi tham gia giao thông trong đô thị, khu dân cư thì luôn để đèn gần, đặc biệt không sử dụng đèn xa (pha), đặc biệt là khi mật độ
Việc rọi đèn pha vô tội vạ khi di chuyển vào ban đêm có thể gây lóa mắt cho tài xế đi ngược chiều và gây tai nạn nguy hiểm.
Bất cứ lái xe nào chắc hẳn cũng từng gặp trường hợp bị xe đi ngược chiều rọi đèn pha vào mặt, khiến cho mắt lóa và không nhìn thấy phương tiện đi đằng trước. Thực tế, đây là 1 trong những trường hợp nguy hiểm nhất khi lái xe bởi nó rất dễn đến việc giảm thị lực tạm thời của tài xế, gây tai nạn giao thông.
Dù điều này và vô tình hay cố ý nhưng quả thực có khá nhiều tài xế gần như lạm dụng đèn pha. Có người ngay cả vào các khu đô thị, dân cư vẫn không chuyển qua đèn cốt, khiến cho các phương tiện đi ngược chiều vừa khó chịu vừa phải cảnh giác. Thực tế, đây có thể được coi là 1 hành động vi phạm giao thông, vậy nên các tài xế nên cẩn thận với việc rọi đèn pha, vừa để tránh bị xử phạt đồng thời thể hiện văn hóa giao thông.
Cụ thể, các tài xế cần chú ý tuân thủ các điều sau:
– Khi tham gia giao thông trong đô thị, khu dân cư thì luôn để đèn gần, đặc biệt không sử dụng đèn xa (pha), đặc biệt là khi mật độ phương tiện đang cao. Chú ý chỉ nháy pha khi muốn cảnh báo cho phương tiện về sự xuất hiện của mình.
– Nếu đi xe ô tô trên cao tốc, quốc lộ thì có thể bật đèn chiếu xa (đèn pha) trong điều kiện trời quá tối hoặc đường vắng. Tuy nhiên nếu phát hiện có phương tiện đi ngược chiều, hãy cân nhắc chuyển từ pha về cốt để không làm lóa mắt xe ngược chiều. Đối với xe ngược chiều thì cũng cần chuyển pha về cốt.
Về cơ bản, chỉ cần thực hiện những điều trên là bạn đã góp phần tạo ra 1 môi trường giao thông văn hóa hơn rồi. Hãy nhớ rằng, đèn pha là để soi đường chứ không phải để soi mắt.
Leave a Reply