Súng bắn tốc độ và mức phạt vi phạm tốc độ như thế nào?
Lực lượng cảnh sát giao thông sẽ “cắm chốt” ở một địa điểm thuận lợi, có tầm nhìn xa và có thể là hơi khuất. Do súng bắn tốc độ sử
Để kiểm soát tốc độ của người tham gia giao thông, lực lượng cảnh sát giao thông được trang bị súng bắn tốc độ. Những người điều khiển xe ô tô vi phạm tốc độ có thể bị phạt tới 6.000.000 Đồng.
1. Nguyên lý hoạt động của súng bắn tốc độ
Súng bắn tốc độ dùng sóng radio
Ban đầu, súng bắn tốc độ có cấu trúc đơn gian, gồm một bộ truyền và nhận tín hiệu radio. Bộ phận truyền radio tạo ra các dao động điện với điện thế thay đổi. Những dao động này làm phát sinh năng lượng điện từ và tạo thành sóng điện. Một ứng dụng của sóng radio dùng để phát hiện các vật thể khác nhau chính là Radar. Vì sóng radio di chuyển với vận tốc ánh sáng nên nếu có vật thể nằm trong phạm vi sóng, vật thể đó sẽ phản xạ lại một năng lượng điện từ. Lúc này, radar sẽ đo thời gian sóng phát ra đến khi dội về để tính khoảng cách.
Với sự ra đời của khái niệm Doppler shift (tần số dịch chuyển), radar cũng có thể đo được vận tốc của vật thể. Căn cứ vào mức thay đổi của tần số mà súng radar sẽ tính được tốc độ của xe đang dịch chuyển.
Súng bắn tốc độ dùng tia laser
Súng bắn tốc độ sử dụng tia laser sẽ đo thời gian từ lúc máy phát ra tia sáng hồng ngoại đến khi tia sáng tiếp xúc với xe và phản hồi lại máy. Quá trình này được lặp lại liên tục sẽ giúp hệ thống laser đo được khoảng cách của xe. Hệ thống laser sẽ liên tục phát đi những tia laser hồng ngoại trong một gian ngắn để có các khoảng cách khác nhau. Trên cơ sở so sánh những kết quả khoảng cách thu được, hệ thống sẽ cho ra kết quả chính xác về tốc độ của xe. Do hệ thống bắn sử dụng tia laser có thể ghi nhận hàng trăm khoảng cách khác nhau trong chưa đầy nửa giây nên kết quả thu được là khá chính xác.
Súng bắn tốc độ có thể ghi hình
Ngoài việc được chế tạo dưới dạng súng bắn cầm tay thì hệ thống đo tốc độ sử dụng tia laser còn được lắp tại một số nút giao thông và được lập trình hoàn toàn tự động nhằm ghi lại tốc độ của những chiếc xe vừa chạy qua. Nếu một xe vượt quá tốc độ cho phép chạy qua, hệ thống đo tốc độ sẽ tự động chụp lại biển số xe. Thậm chí, hệ thống này còn có thể chụp cả gương mặt của người điều khiển xe. Thiết bị này đang tỏ ra rất hiệu quả trong việc giúp lực lượng cảnh sát giao thông có đủ bằng chứng phạt lái xe.
2. Các kiểu bắn tốc độ
Lắp máy cố định
Máy bắn tốc độ có thể được đặt trong các thành phố lớn hoặc gắn trên những chiếc cầu, có điểm giao nhau, có phương tiện qua lại trên đường. Do được trang bị hệ thống cảm biến điện tử lắp nổi trên mặt đường nên máy bắn tốc độ cố định có thế ghi lại được tốc độ của xe. Khi phương tiện tham gia giao thông chạy qua, đèn tín hiệu điện từ của máy sẽ sáng. Nếu tốc độ của xe chạy lớn hơn tốc độ cho phép, máy sẽ tự động chụp lại hình ảnh của xe tại thời điểm đó.
Bắn từ xa
Lực lượng cảnh sát giao thông sẽ “cắm chốt” ở một địa điểm thuận lợi, có tầm nhìn xa và có thể là hơi khuất. Do súng bắn tốc độ sử dụng ánh sáng hồng ngoại nên để hoạt động hiệu quả, trên đoạn đường mà tia sáng này đi phải không có chướng ngại vật nào. Phương pháp này hiện đang được nhiều người đánh giá là không hiệu quả lắm vì nhiều lái xe có thể phát hiện ra và phòng tránh kịp thời.
“Vừa chạy vừa bắn”
Đây là hình thức mà lực lượng cảnh sát giao thông sử dụng với máy bắn tốc độ LaserCam III đời mới. Máy bắn tốc độ này có thể lắp ngay trên xe tuần tra. Do máy được gắn GPS để xác định tốc độ di chuyển nên có thể bắn cả xe chạy xuôi chiều và ngược chiều. Bên cạnh đó, máy còn có thể ghi lại được cả tọa độ để làm bằng chứng chứng minh người lái xe vi phạm tốc độ.
4. Mức xử phạt đối với ô tô vi phạm tốc độ
Dưới đây là các mức phạt đối với ô tô, xe máy vi phạm tốc độ theo quy định tại nghị định số 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Leave a Reply